Công Cụ Kiếm Tiền Youtube Nước Ngoài
Chào các bạn, bài viết này nằm trong series “Hướng Dẫn Kiếm Tiền Youtube Nước Ngoài”, đây là phần thứ 3 trong loạt bài viết này, các bạn cần đọc qua 2 phần trước để hiểu rõ hơn những gì mình đề cập đến trong phần này nhé.
Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp các công cụ mình sử dụng để kiếm tiền Youtube với thị trường nước ngoài. Làm video ở thị trường nước ngoài có những điểm tương đồng với làm video ở Việt Nam, ngoài ra cần thêm một số công cụ đặc biệt khác, hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Công cụ tạo kênh & upload video Youtube
1. Máy ảo VPS
Để tạo kênh và upload các video lên kênh, các bạn cần sử dụng VPS, lý do tại sao thì mình đã đề cập ở 2 phần trước đó, các bạn có thể tìm đọc nhé.
Mình sử dụng dịch vụ VPS của nhà cung cấp Vultr, giá cả thuê VPS khoảng 5$/tháng, với cấu hình máy đủ để các bạn sử dụng trong quá trình làm Youtube của mình.
(Update 3/2020): Hiện tại Vultr đang có chương trình tặng $100 khi đăng ký tài khoản mới trên Vultr, số tiền này có giá trị trong 30 ngày để các bạn dùng thử VPS của Vultr, hãy đăng ký theo link sau:
2. Canva.com
Đây là một công cụ tạo và chỉnh sửa ảnh online, mình dùng công cụ này để tạo ảnh bìa, ảnh đại diện (logo kênh) và đặt biệt là tạo ảnh thu nhỏ cho video.
Ngoài ra, bạn có thể dùng Photoshop, đây là một phần mềm chỉnh sửa ảnh rất nổi tiếng của hãng Adobe được rất nhiều bạn sử dụng để làm ảnh.
Nếu chỉ cần một số hình ảnh đơn giản, hãy sử dụng Canva, nếu muốn thêm nhiều chức năng và hiệu ứng, hãy chọn Photoshop.
3. TubeBuddy
Đây là một ứng dụng được sử dụng rất phổ biến của nhiều Youtuber, đặc biệt với tính năng gợi ý thẻ tag có thể hỗ trợ bạn trong quá trình đặt thẻ tag cho video, giúp chọn ra những thẻ tag phù hợp cho video để dễ tăng view tăng thứ hạng và hỗ trợ SEO Youtube rất tốt.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng TubeBuddy để nghiên cứu, phân tích từ khóa của các video cùng chủ đề, và rất nhiều tính năng khác trên ứng dụng này.
Hãy dùng thử TubeBuddy để trải nghiệm nhé, download theo link dưới:
Một số tính năng sẽ bị giới hạn ở phiên bản miễn phí, vì vậy nếu các bạn nghiêm túc với Youtube, hãy bỏ chút chi phí để xài phiên bản trả phí để được cung cấp nhiều tính năng hơn từ TubeBuddy.
Công cụ nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một trong những bước giúp các bạn có thêm ý tưởng để làm video và là một trong những bước quan trọng nhất của quá trình SEO Youtube lên Top.
Mình sử dụng 4 công cụ sau đây để nghiên cứu từ khóa:
Công cụ sản xuất và chỉnh sửa video
1. Camtasia
Một công cụ mạnh mẽ giúp bạn tạo và chỉnh sửa video bao gồm cắt, ghép video, tạo phụ đề chú thích, chèn nhạc nền, âm thanh vào video.
Ngoài ra Camtasia còn cho phép các bạn quay màn hình máy tính, các bạn có thể sử dụng chức năng này để quay lại các trận game, hoặc làm các video hướng dẫn.
2. illustrator & After Effect
illustrator là một phần mềm đồ họa của hãng Adobe, được sử dụng chủ yếu trong việc vẽ vector, các nhân vật hoạt hình, bối cảnh backgroud của phim.
After Effect là một phần mềm tạo và chỉnh sửa video chuyên nghiệp, ngoài ra nó còn được sử dụng để tạo chuyển động, tạo hiệu ứng cho các video phim hoạt hình.
Nếu các bạn có ý định làm một kênh Youtube hoạt hình thì nên tìm hiểu và học cách sử dụng 2 phần mềm trên.
Các bạn có thể sử dụng các file đã vẽ ở illustrator để import vào AE rồi tạo chuyển động cho nhân vật, chèn nhạc và âm thanh cũng như các hiệu ứng vào để tạo thành một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh.
3. DU Recorder
Ứng dụng cho phép bạn quay video màn hình điện thoại, ngoài ra các bạn có thể chỉnh sửa, edit video trực tiếp trên điện thoại bằng ứng dụng này. Nếu các sử dụng điện thoại chạy hệ điều hành Android thì đây là một ứng dụng không thể bỏ qua khi làm Youtube trên điện thoại.
Với những bạn sử dụng hệ điều hành iOS (iPhone), điện thoại của bạn đã được tích hợp sẵn tính năng quay video màn hình và chỉnh sửa video trực tiếp ngay trên điện thoại mà không cần cài thêm ứng dụng phụ nào khác.
Công cụ về âm thanh
1. Thư viện âm thanh Youtube
Đây là nơi để bạn có thể tải những bản nhạc hoặc âm thanh yêu thích và sử dụng nó trong các video trên Youtube, các bạn có quyền sử dụng nhạc trong này một cách miễn phí và không lo phải dính bất kỳ vấn đề bản quyền nào.
Các bạn cần đăng nhập vào kênh Youtube, tại Youtube Studio các bạn vào Thư viện âm thanh.
Tại đây sẽ có có hàng ngàn bài hát và âm thanh với rất nhiều chủ đề khác nhau để lựa chọn cho video của mình.
2. Soundtotext
Đây là một website giúp bạn chuyển đổi từ text sang sound, tức là các bạn có một từ hoặc một câu bằng tiếng Anh, công cụ này sẽ đọc và chuyển thành file mp3 để bạn có thể tải về và sử dụng.
Một số video cần sử dụng tiếng Anh hoặc đọc một số câu đơn giản thì các bạn có thể sử dụng công cụ này, chẳng hạn như đọc các chữ số hoặc các màu sắc trong tiếng Anh (các video chủ đề trẻ em tiếng Anh).
Các bạn nhập text vào ô, chọn ngôn ngữ ở phần Voice và nhấn Submit. Sau đó phía dưới sẽ hiển thị kết quả để các bạn nghe thử hoặc download về máy.
3. Audiojungle
Đây là một website để bạn có thể mua các bài hát và được cấp phép sử dụng trên Youtube. Bạn nào muốn làm về chủ đề nhạc thiếu nhi bằng tiếng Anh có thể tìm thấy rất nhiều bài hát ở trên Audiojungle.
Khi các bạn mua một bài hát, website sẽ cung cấp cho bạn một giấy phép, các bạn chỉ cần cung cấp với Youtube giấy phép này, các video mà bạn sử dụng bài hát này sẽ không bị bản quyền khi bạn tải lên.
4. NCSmusic
Trang web cho phép bạn sử dụng nhạc của họ cho các dự án trên Youtube, chỉ cần bạn ghi nguồn đầy đủ theo hướng dẫn của website NCSmusic là được.Tuy nhiên, hãy hạn chế sử dụng nếu không cần thiết, theo mình nghĩ thì cứ lấy nhạc ở thư viện âm thanh Youtube vẫn tốt hơn.
Xem video tổng hợp công cụ làm Youtube nước ngoài:
Tóm lại
Nếu muốn phát triển tốt một kênh Youtube thị trường nước ngoài, hãy tận dụng các công cụ này để hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc.
Trên đây không phải là danh sách các công cụ bắt buộc các bạn phải biết sử dụng khi làm Youtube, tùy vào từng chủ đề và thị trường người xem mà các bạn hãy sử dụng các công cụ đó cho hợp lý.
Bài viết chỉ mang tính giới thiệu, không có bất kỳ hướng dẫn sử dụng cụ thể, các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng các công cụ này trên Google.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét